Công ty TNHH Litlle Organic Home Việt Nam

TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG HỮU CƠ VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ BÁN HÀNG

Thứ Hai, 07/07/2025
Mai

Bạn là người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, hay là người bán hàng mong muốn lan tỏa giá trị bền vững? Dù ở vai trò nào, bạn cũng đang góp phần định hình thị trường sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ bức tranh toàn cảnh: nhu cầu thị trường và nguồn cung đang như thế nào, cơ hội nào đang mở ra, và người bán hàng cần chuẩn bị gì để trở thành cầu nối đáng tin cậy trong hành trình thúc đẩy tiêu dùng bền vững.


1. Thị trường hữu cơ tại Việt Nam: Nhu cầu cao - nguồn cung thấp

Quy mô thị trường hữu cơ Việt Nam năm 2023 đạt 500 triệu USD (tăng trên 10%/năm). Trong đó xuất khẩu đạt khoảng 320 triệu USD, bán lẻ đạt 130 triệu đến 180 triệu USD.

Giá trị nhập khẩu sản phẩm hữu cơ của Việt Nam năm 2021 đạt 250 triệu USD. Thị trường sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang ghi nhận sự quan tâm ngày càng lớn từ người tiêu dùng, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 

Theo Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2023, tổng diện tích đất canh tác hữu cơ của Việt Nam đã đạt khoảng 235000 ha, chiếm khoảng 2,36% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, sản xuất vẫn tập trung vào một số sản phẩm chính như dừa, gạo, gia vị, chè và tôm.

Hiện nay, các kênh tiêu thụ chủ yếu là siêu thị và cửa hàng chuyên doanh. Dù nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ tăng mạnh, nhưng nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.

2. Tiềm năng lớn từ đô thị: Cơ hội bứt phá cho sản phẩm hữu cơ

Các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng bởi những yếu tố sau:

  • Dân số đông, đa dạng về thành phần và phong cách sống.

  • Thu nhập bình quân cao, dẫn đến khả năng chi trả tốt hơn cho sản phẩm chất lượng.

  • Dân trí cao, nhận thức tốt về sức khỏe, môi trường và an toàn thực phẩm.

  • Hệ thống phân phối phát triển mạnh:

    • TP. Hồ Chí Minh: khoảng 200 chuỗi siêu thị, 1.500 cửa hàng tiện lợi.

    • Hà Nội: gần 4.000 điểm bán lẻ hiện đại.

  • Cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ tốt từ cả thành phố lẫn trung ương.

Những yếu tố này tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển thị trường hữu cơ bài bản và bền vững.

3. Rào Cản và Thách Thức

Dù tiềm năng lớn, thị trường vẫn đối mặt với nhiều thách thức:

  • Nguồn cung thiếu và không ổn định, sản phẩm chưa phong phú, giá thành cao

  • Hiểu biết của nhà phân phối sản phẩm hữu cơ còn chưa được toàn diện

  • Người tiêu dùng còn chưa thực sự quan tâm và có kiến thức về chứng nhận, thành phần sản phẩm. 

  • Thiếu liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng: Mối quan hệ lỏng lẻo giữa nông dân, đơn vị phân phối và bán lẻ; Không đủ đơn vị phân phối đầu mối trong chuỗi cung ứng; Khó khăn trong vận chuyển và bảo quản sản phẩm hữu cơ.


4. Nhà bán hàng: Mắt xích then chốt trong lan tỏa tiêu dùng bền vững

Các nhà bán hàng không chỉ là người tiếp cận khách hàng cuối cùng, mà còn đóng vai trò dẫn dắt thói quen tiêu dùng bằng cách: 

  • Giáo dục người tiêu dùng: làm rõ về sự khác biệt giữa sản phẩm hữu cơ và sản phẩm thông thường (an toàn, không hóa chất, thân thiện môi trường...).

  • Cung cấp thông tin minh bạch về sản phẩm, chứng nhận, nguồn gốc, quy trình sản xuất

  • Tư vấn tiêu dùng có trách nhiệm: gợi ý sản phẩm phù hợp theo nhu cầu và ưu tiên sức khỏe.

  • Góp phần xây dựng hệ sinh thái hữu cơ bền vững: hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ các nông hộ hữu cơ, hợp tác xã, PGS, fair trade...

  • Thúc đẩy định hình thị trường: đưa sản phẩm hữu cơ tiếp cận sâu hơn vào kênh bán lẻ hiện đại, chợ truyền thống và thương mại điện tử.


5. Nhà bán hàng cần trang bị kiến thức gì để trở thành người lan tỏa đúng đắn?

Để đóng vai trò tích cực trong thị trường sản phẩm hữu cơ, người bán cần trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:

  • Hiểu sâu và đúng về nông nghiệp hữu cơ: quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, chứng nhận trong ngành

  • Phân biệt được sản phẩm hữu cơ, tự nhiên và an toàn để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

  • Nắm bắt xu hướng thị trường và hành vi người tiêu dùng: để tư vấn và tiếp cận khách hàng hiệu quả.

  • Kỹ năng truyền thông tích cực: truyền cảm hứng về tiêu dùng xanh thay vì chỉ bán sản phẩm. 

  • Giữ vững đạo đức nghề nghiệp: không thổi phồng công dụng, không lợi dụng danh xưng “hữu cơ” để trục lợi.

  • Cập nhật kiến thức thường xuyên: về tiêu chuẩn mới, chính sách, và chuyển động thị trường.


Kết luận:

Tiêu dùng hữu cơ tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ. Sự tham gia đúng đắn và chủ động của các nhà bán hàng sẽ góp phần định hình một thị trường không chỉ phát triển, mà còn bền vững – vì sức khỏe con người, môi trường và cộng đồng nông nghiệp sạch.

Trong bối cảnh đó, Loho tự hào là một trong số ít thương hiệu tiên phong sản xuất đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành thuần chủng, không biến đổi gen và đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Không chỉ đơn thuần là sản xuất, Loho mang đến hệ sản phẩm từ đậu nành được chế biến thủ công kết hợp công nghệ hiện đại, vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng, vừa phù hợp với lối sống xanh và xu hướng tiêu dùng bền vững hiện nay.

📌 Hãy chọn Loho để bắt đầu hành trình sống lành mạnh cùng những bữa ăn sạch, an toàn và đầy dưỡng chất cho gia đình bạn!

 📌 Chia sẻ bài viết để lan toả kiến thức về thị trường hữu cơ tới nhân viên trong đại lý của bạn!

Tìm đọc thêm các kiến thức về nền nông nghiệp hữu cơ, thông tin thị trường hữu cơ quốc tế tại đây: https://loho.vn/toan-canh-thi-truong-huu-co-toan-cau-nam-2023


Nguồn: VOAA, Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Hải quan

 

Tin liên quan title

Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Messenger
0919358880 hotline